Xúc động chuyện 5 thầy trò nghèo đi lĩnh giải


Câu chuyện của nhóm thầy trò ở Sóc Trăng phải vay mượn khắp nơi để có tiền ra Hà Nội nhận 2 giải thưởng cấp quốc gia đã được dư luận rất quan tâm. Và khi tìm hiểu, nhóm PV VTV đã thực sự xúc động vì niềm đam mê nghiên cứu khoa học, về tình thầy trò của họ…

Một tiết học môn Truyền hình của lớp Báo chí K28


Đây là quang cảnh một tiết học môn Báo Truyền Hình của lớp Báo chí K.28 (Sóc Trăng). Giảng viên – TS Đinh Ngọc  Sơn phụ trách. Với phương pháp học tập chủ yếu là trao đổi, thực hành…là chính nên các sinh viên rất hào hứng và tích cực trong giờ học.

Đề cương và bài giảng môn Kinh tế Chính trị


Đây là liên kết để các bạn tải về toàn bộ đề cương bài giảng ôn thi môn Kinh tế Chính trị do Thầy Ngô Văn Lương gửi đến lớp báo chí K28-Sóc Trăng. Các bạn tải về và giải nén. Có tấ t cả các câu hỏi ôn tập. Các bạn cần tham khảo thêm quyền: Hướng dẫn ôn tập để soạn bài cho tốt hơn.

http://www.mediafire.com/file/n8bx85m6wm4cc93/On thi Kinh te chinh tri.rar

Ẩm thực Vĩnh Châu: 3 món ở Mỹ Xuyên quán


Mỗi khi có dịp hội họp tổ chức chiêu đãi, sinh nhật hay cao hứng đi ăn uống là chúng tôi tìm đến quán nầy. Vì một lẽ, vừa rẻ, vừa ngon, hải sản tươi hơn các quán khác. Đặc biệt là rất chìu khách.

Quán gần bãi biển Vĩnh Châu có tên gọi Mỹ Xuyên 3, chủ quán rất trẻ và vui tính.Khách ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội vào chúng tôi cũng tiếp đãi ăn uống nơi đây. Bạn muốn có một dĩa tôm sắt nướng chứ ? Chủ quán sẽ cho người nướng sẵn , nếu bạn thích vừa nướng vừa ăn thì họ sẽ đặt trên bàn cái lò than nhỏ rồi tùy thích của mỗi người mà cho con tôm vàng hay cháy sám. Sau ăn tôm bạn phải uống tí rượu, nhất là rượu nhãn thì mới thấy thú vị, cái chất ngọt thật sự từ con tôm sắt, chất cay nồng của rượu  kèm theo vị nhãn thơm thơm sẽ làm cho bạn không thể quên được món ăn nầy, dẫu phải hơi mất công một tí vì sử dụng tay lột vỏ tôm.

Tôm sắt nướng

Còn lẫu thì bạn dùng món lẫu ngót, đơn giản mà ngon với các loại cá, mực, tép, chả cho vào đó ăn với bún hoặc mì để lót dạ phòng khi buổi tiệc phải dùng nhiều rượu bia.

Lẫu ngót

Một món mà nhóm bạn thành phố ghé qua tấm tắc khen hoài : đó là cua rang me, muốn ăn phải dặn trước vì món nầy chủ quán phải dặn cua chắc mới ngon. Dĩa cua đem ra với màu vàng sánh, trộn lẫn những miếng củ hành tây sắt nhỏ, những hột đậu phong rang thơm phức giòn tan, thật là tuyệt.

Cua rang me

Ở quán Mỹ Xuyên 3  , bạn có thể dùng 3 món trên kèm loại rượu địa phương thì tin chắn bạn sẽ không phải mất nhiều tiền . Có lẽ vậy, mà quán hầu như ngày nào cũng có đông khách.

Mỹ Thúy

Đồng bào Hoa ở Vĩnh Châu với những nỗ lực trong năm 2011


 Nhận xét của các ngành và địa phương, đồng bào Hoa rất có ý thức và đóng góp tích cực trong những phong trào chung của Thị xã. Thành tích trên các lĩnh vực, không thể không nhắc đến sự tham gia nhiệt tình của các  Hội đoàn thể người  Hoa.

Từ  nhiều năm nay , Vĩnh Châu  đã có những hoạt động nổi bật nhất là thực hiện xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao  và du lịch. Chúng ta cũng biết, đây là một vùng biển của tỉnh Sóc Trăng, nơi có ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống đoàn kết, gắn bó lâu đời. Đồng bào người Hoa hiện chiếm gần 20% so với tổng số dân của huyện, với trên 30.000 người sinh sống tập trung  nhiều ở  phường 1 và có mặt hầu như đều khắp các xã phường .

Một gian hàng buôn bán của người Hoa

Người Hoa ở Vĩnh Châu sinh sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và một bộ phận nhỏ sản xuất nông nghiệp. Cũng từ rất lâu, người Hoa ở Vĩnh Châu cùng cộng đồng người Kinh, Khmer anh em phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết dân tộc, cùng nhau  tích cực bắt tay xây dựng quê hương Vĩnh Châu từ vùng quê thiếu thốn độc canh cây lúa, đã nhanh chóng hưởng ứng các chủ trương chính sách của Đảng , nhà nước chuyển đổi cây trồng vật nuôi phá thế độc canh cây lúa trở thành vùng đất màu mỡ  và đầy tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản và phát triển các ngành nghề khác, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao cuộc sống , thay đổi bộ mặt nông thôn tiến lên một bước phát triển mới. Vốn có một truyền thống và kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại, dịch vụ, cùng với ý thức sống tiết kiệm, cần cù lao động, đa số người Hoa mạnh dạn đầu tư sản xuất, tạo ra nhiều hàng hóa nông sản có chất lượng và uy tín, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là còn kêu gọi thân nhân định cư ở nước ngoài đóng góp xây dựng đường sá, trường học, trợ giúp nhiều chương trình mà địa phương thực hiện. Đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho đời sống kinh tế của cộng đồng người Hoa không ngừng cải thiện, phát triển bền vững.

Chính điều nầy làm cho ngưòi Hoa có thêm tinh thần cộng đồng và đóng góp tích cực cho các phong trào ở địa phương. Trong năm qua, các thành viên của Hội Châu Quang đã vận động gần hàng trăm triệu đồng để thực hiện các chương trình văn hóa văn nghệ.

Ở lĩnh vực thể thao đã tích cực ủng hộ cho việc tổ chức thi đấu giao hữu với các đơn vị bạn trong từng bộ môn.

Về mảng du lịch mặc dù còn rất mới mẻ, song Phòng Văn hóa thông tin thể thao và du lịch đã có những cố gắng để thực hiện từng chỉ tiêu đề ra . Trong đó, quản lý 2 Khách sạn do ngưòi Hoa xây dựng, cùng 4 điểm xe chở khách với hàng chục chiếc xe chất luợng cao, phục vụ cho người dân địa phương đi lại và phục vụ cho khách du lịch  có nhu cầu tìm hiểu về vùng quê biển vừa được công nhận là Thị Xã

Với tinh thần cộng đồng cao, hàng năm ngoài việc tổ chức phát gạo quà cho những người nghèo nhân dịp Lễ Vu Lan, các Hội đoàn thể người Hoa còn kết hợp với những mạnh thường quân, tổ chức nhiều đợt phát quà, khám bệnh miễn phí, xét cấp nhà tình thương, cây nước và hỗ trợ cho những người Hoa, người Khmer, Người Việt chí thú làm ăn nhưng có nhu cầu bức xúc về nhà ở, thiếu vốn,  thiếu phương tiện sản xuất kinh doanh.

Những đóng góp của đồng bào Hoa không thể ghi chép đầy đủ, trong phạm vi bài viết nầy, nhưng chính quyền địa phương cùng ngành luôn ghi nhận và trân trọng sự ủng hộ nhiệt tình đó, đồng thời tiếp tục liên kết cùng với những doanh nhân, những mạnh thường quân người Hoa trong thời gian tới đi sâu hơn nũa vào các lĩnh vực để có thể góp phần thực hiện thành công các chương trình do ngành và địa phương tổ chức.

Tin rằng với sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng nhà nước, cùng sự phát động của ngành văn hóa, đồng bào Hoa tiếp tục ủng hộ ngày càng  nhiều của cải vật chất và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh để bà con Việt –  Khmer trong cộng đồng học tập, cùng ủng hộ mạnh mẽ những hoạt động mà nhất là văn hóa và xã hội.

Hằng năm Người Hoa đóng góp rất nhiều cho phong trào văn hóa văn nghệ

Một mùa Xuân mới đang về, đồng bào Hoa ở Vĩnh Châu chào đón bằng với những thành tích đạt được và sẽ tập trung nhiều hơn nữa trong việc góp phần  thực hiện các chỉ tiêu của năm 2012.

Mỹ Thúy

Sóc Trăng vựa lúa!


Đã có ít nhất 3 giả thuyết về địa danh Sóc Trăng, trong đó có giả thuyết Sóc Trăng là cách đọc trại âm tiếng Khmer của từ Srock Kh’leang thành Sóc Trăng. “Srok” tức là xứ, là cõi, “Kh’leang” là kho, là vựa, là chỗ chứa bạc. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua được nhiều người tán đồng nhất. Có lẽ bởi «kho bạc » mang đến cho mọi người chút niềm tin về sự giàu có, sung túc của vùng đất này. Những người làm phim này hoàn toàn đồng ý với nghĩa « xứ kho », « xứ vựa » của địa danh Kh’leang – Sóc Trăng. Nhưng kho chứa gì ? Vựa cái gì ? thì chúng tôi lại nghiêng về ý nghĩa của kho lúa, vựa lúa.

Về với Vĩnh Châu


Trước đây, nhắc tới Vĩnh Châu người ta thường nhớ đến hình ảnh : “ Vĩnh Châu nắng bụi mưa sình Đường đi lầy lội lộ trình gian nan.” Làm cho những ai muốn đặt chân đến vùng đất ven biển xa xôi này đều ngại ngần
Thật vậy, cách đây nhiều năm Vĩnh Châu là vùng quê nghèo khó, với nền sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa, người dân chưa có điều kiện để tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đường sá lại rất khó khăn, chỉ có duy nhất Tỉnh lộ 38 là được tráng nhựa từ thời chế độ cũ đã bị hư hỏng rất nhiều, còn lại là đường đất, đường làng… Các nhà đầu tư khi đến Vĩnh Châu rồi về không có hứng thú trở lại.. Sau khi có chủ trương, chính sách của Đảng về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cộng với những dự án của chương trình 135, các chương trình phát triển khác đã làm cho Vĩnh Châu thay đổi nhanh chóng. Nếu như trước kia, đến Trung tâm của Huyện chỉ thấy loáng thoáng vài chục căn nhà cấp 4, phần lớn đều xây cất bằng mái tôl, tre lá hoặc ngói và ván, còn ở vùng sâu chỉ có vài căn xây đúc thì hôm nay chúng ta được thấy tại trung tâm của huyện, những trụ sở khang trang xen lẫn những ngôi nhà cất dựng theo nhiều kiến trúc đẹp mắt, hoặc những ngôi biệt thự kiểu dáng hiện đại nổi bật cả vùng quê nông thôn, từ kết quả lợi nhuận sau những năm nuôi tôm, trồng hành, kinh doanh, số hộ nghèo khó giảm dần hàng năm. Bà con người Hoa, cũng như người Khmer từ từ hiểu và vận dụng tốt những khả năng của mình cho địa phương như tham gia tích cực vào các phong trào văn hóa xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nền an ninh chính trị vững mạnh. Đến Vĩnh Châu hôm nay, qua cầu Mỹ Thanh thay cho chuyến phà chờ đợi hôm nào, chúng ta được dịp nhìn thấy những vuông tôm của người dân, những trại tôm của các công ty Chiến Thắng, Suối Tiên, Vĩnh Thuận… chạy dài đã được chuyển đổi thay thế những cánh đồng lúa năng suất thấp trước đây. Về đêm Vĩnh Châu lóa sáng với vô số những ánh đèn giăng chung quanh vuông tôm, có tận mắt chứng kiến mới cảm nhận hết sự thay da đổi thịt từng ngày của vùng quê nầy. Các con đường nối liền huyện, xã đều được láng nhựa và bê tông hóa. Phương tiện xe gắn máy các loại, đã xuất hiện ngày càng nhiều tại những vùng nông thôn xa xôi, để việc vận chuyển hàng hóa và đi lại thuận tiện dễ dàng. Từ Thị trấn Vĩnh Châu trở về phía Đông 20km là xã Vĩnh Châu, Lạc Hòa, Vĩnh Hải nơi có đông đồng bào Khmer đa số chuyên sống bằng nghề trồng rẫy, đánh bắt ven biển, làm thuê mướn. Vùng này có 9 chùa Khmer, 4 chùa Phật và miếu thờ của người Việt, 5 miếu thờ của người Hoa.

chùa Khmer

Còn trở về phía Tây là các xã Vĩnh Phước, Vĩnh Tân, Lai Hòa, trên 15km chúng ta sẽ thấy những khu dân cư, nối liền với vườn cây và 10 ngôi chùa của người Khmer, 5 chùa của người Hoa và người Việt, mỗi một ngôi chùa lại có những trường học riêng, điểm học dạy song ngữ: Việt -Khmer, Việt -Hoa.

Đầu vườn nhãn


Vuông tôm

Ngược ra hướng Bắc chúng ta sẽ thấy bạt ngàn vuông tôm, đi sâu vào những con đường nông thôn, sẽ thấy cụm dân cư đông đúc và sầm uất, kế đó là 3 ngôi chùa Việt – Khmer. Dọc theo hướng biển từ Lai Hòa đến Vĩnh Hải là bãi cát Hồ Bể … Tiềm năng Vĩnh Châu vô cùng phong phú, với đôi tay, khối óc và ngồn vốn sẽ tạo ra những nguồn thu lớn cho địa phương. Về Vĩnh Châu còn những điều lý thú đáng nhớ. Đó là ngôi chùa Ông Bổn có tên gọi Thanh Minh Cổ Miếu tọa lạc tại trung tâm thị trấn, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, có sự đồng ý của chính quyền địa phương nay bà con người Hoa – Việt – Khmer trong và ngoài huyện đã thực hiện di dời vào 15 mét, để giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính.

Ảnh minh họa : Ngôi chùa ông đã di dời

Xa xa còn sót lại vài căn nhà ngói có từ lâu đời và một xóm người Hoa vẫn còn lưu lại cổng vào, mang dấu vết xây dựng của nền văn hóa Trung Hoa. Bờ biển dài còn nguyên nét hoang sơ thơ mộng, giúp cho những người thích tìm về thiên nhiên, sau nhiều ngày lao động học tập mệt mỏi, có thể thư giản thoải mái.

Vì thế du khách đến Vĩnh Châu chắc hẳn sẽ không quên với bốn câu thơ sau :

Quê tôi một dãy nối liền
Vĩnh Châu sông nước của miền phù sa
Đồng tôm, vườn rẫy bao la
Nhãn ngon mía ngọt đẹp làng quê tôi. /.

 Mỹ Thúy

Vĩnh Châu : Công bố Niên giám thống kê 2010


Bìa Niên Giám Vĩnh Châu 2010

Tại cuộc họp mở rộng của Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu, các Bí thư, Phó bí thư  thị ủy Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường xã, ban ngành đoàn thể  đã nghe phần công bố niên giám thống kê 2010.
Niên giám thống kê bao gồm hệ thống các số liệu phản ánh kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế và xã hội của Thị xã Vĩnh Châu. Hệ thống các số liệu này tập trung phản ánh các chỉ tiêu của năm 2010 và có nhiều chỉ tiêu được phản ánh theo thời kỳ giai đoạn 2005 – 2010. Một số chỉ tiêu liên quan đến 4 cuộc Tổng điều tra được thể hiện sự so sánh giữa 2 thời điểm điều tra gồm :
-Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 01/7/2006.
-Cơ sở kinh tế hành chính, sự nghiệp 01/7/2007.
-Dân số và nhà ở 01/4/2009.
-Xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo 01/10/2010,
với đối tượng và phạm vi điều tra, thu thập thông tin toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh Châu, đồng thời tên đơn vị hành chính được cập nhật, chuyển đổi mới cho phù hợp với Nghị quyết 90 của Chính phủ.

Hệ thống các số liệu được biên soạn, công bố gồm 18 lĩnh vực phân tổ đến đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, được sắp xếp tương đối phù hợp các mã số nhóm, tên chỉ tiêu của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyển Niên giám nầy, có màu sắc nổi bật hơn so với các quyển trước và đã được đông đảo các đơn vị tham khảo thống nhất với những nội dung như công bố. Đây là sản phẩm mà ngành thống kê chào mừng ngày thành lập thị xã Vĩnh Châu.

Mỹ Thúy

Niềm vui từ tên gọi mới


Những ngày nầy đảng bộ quân dân Vĩnh Châu, đang nô nức vui mừng để đón chờ buổi lễ công nhận Vĩnh Châu trở thành thị xã. Dòng người từ các nơi đổ dồn về các con đường trung tâm, vừa tham quan vừa chờ đợi thời điểm vàng sắp đến.

Thị xã Vĩnh Châu

Ngược thời gian chúng ta cùng điểm lại một quá trình hơn 100  năm Vĩnh Châu đã oằn mình vượt qua từng khó khăn, thử thách. Những ngày là vùng đất mới, thời gian dài trong xây dựng và phát triển, triều cường, ảnh hưởng các cơn bão lớn, thiên tai mất mùa, mà vẫn mạnh dạn vươn lên theo nhịp thời gian.  Từ năm 1904 Vĩnh Châu thuộc Bạc Liêu, có 5 làng : Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lạc Hòa, Khánh Hòa đến năm 1957 thuộc tỉnh Ba Xuyên. Từ năm 1948  đến 1963 Vĩnh Châu thuộc về Bạc Liêu rồi Sóc Trăng cho đến ngày đất nước thống nhất. Năm 1976 Vĩnh Châu thuộc về tỉnh Hậu Giang và đến năm 1991 thì trở lại thuộc tỉnh Sóc Trăng và Vĩnh Châu năm 1981 có đến 22 xã, sau đó còn 17 xã rồi năm 1984 còn 14 xã, năm 1990 còn 10 xã. Năm 2010 Vĩnh Châu được công nhận là đô thị loại IV với 4 phường :Gồm phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước, phường Khánh Hòa, còn lại là các xã Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp, Hòa Đông, Vĩnh Hải.

Riêng trong hơn 1 năm, từ khi được công nhận là đô thị loại IV Đảng bộ và quân dân Vĩnh Châu đã nỗ lực rất lớn cho việc góp phần chỉnh trang đô thị, mở rộng các tuyến đường trong nội ô, xây dựng trang trí các cổng chào. Thời gian không đủ để biến đổi toàn diện một huyện vùng biển trở thành thị xã biển một cách nhanh chóng mà phải từng bước, từng bước vững chắc với những thế mạnh, những bước đột phá mới. Qua hơn 100 năm với tên gọi huyện và trực thuộc nhiều tỉnh, cuối cùng lại trở thành một thị xã quả là một niềm vui chung lớn lao.

Từ nay với tên gọi mới nầy, tin rằng Vĩnh Châu sẽ có nhiều thay đổi mang lại lợi ích thiết thực cho hệ thống đảng, nhà nước cũng như nhân dân. Song trùng với việc công nhận thị xã Vĩnh Châu là các hoạt động của lễ hội Festival lúa gạo Sóc Trăng cũng là cột mốc đáng nhớ. Trước mắt, tiếp tục với những công việc mang tính cấp bách như : Làm cho bộ mặt đô thị ngày càng mới và tiến bộ, cung cách văn minh lịch sự từ trong các cơ quan đến hộ kinh doanh và nhân dân để khách đến tham quan, sẽ có những ấn tượng tốt đẹp với Vĩnh Châu. Đẩy mạnh việc hình thành xây dựng những khu du lịch sinh thái biển, tôn tạo điểm du lịch cũ, các khu di tích bia kỷ niệm được Bộ văn hóa công nhận. Tạo điều kiện để phát triển rộng mạnh nơi sản xuất đặc sản Vĩnh Châu. Đặc biệt là bảo đảm tốt an toàn trật tự xã hội ở một thị xã biển xa xôi, để khách ghé thăm sẽ cảm thấy thích thú và quay trở lại.

1/11/2011 là một ngày đáng nhớ và ấn tượng, đối với người dân Vĩnh Châu một tên gọi thị xã mới đầy tiềm năng và triển vọng.

Mỹ Thúy

Vỡ đe bao ở Cù Lao Dung


Con nước rong đêm 27 và rạng ngày 28-11-2011 đã làm vỡ 162 đoạn đê bao ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng) tổng chiều dài 886 m, gây ngập úng khoảng 1.100 ha đất sản xuất, trong đó có 1.050 ha mía bị ngập sâu, năng suất có khả năng giảm hơn 10 %.